top of page
Ảnh của tác giảGlobevisa Vietnam

Nhiều đại gia gốc Việt giàu lên trên đất Mỹ

Nhiều đại gia gốc Việt "nổi như cồn" trên đất Mỹ bởi sự giàu có, tài giỏi và những thương vụ làm ăn đình đám. Điều này càng củng cố thêm niềm tin vào "giấc mơ Mỹ" của nhiều thế hệ người Việt Nam.


Tỷ phú Chính Chu - “Người đàn ông đáng gờm' của phố Wall


Trong giới đầu tư tài chính Mỹ, Chính Chu là một cái tên vô cùng quen thuộc mà mỗi khi nhắc đến mọi người phải kiêng nể. Ông Chính Chu là chồng nữ ca sĩ Hà Phương, em gái ca sĩ Cẩm Ly. Tài sản của ông ước tính hơn 1,1 tỷ USD.

Tỷ phú Chính Chủ tại sàn chứng khoán niêm yết
Tỷ phú Chính Chủ tại sàn chứng khoán niêm yết

Tỷ phú gốc Việt Chính Chu (1966) sinh ra ở Việt Nam và đến Mỹ năm 8 tuổi. Tại đây, ông vừa học vừa đi bán sách lẻ và giao hàng tận nhà. Dù có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo - một trường công tại New York (Mỹ) nhưng 15 lá đơn xin việc của ông đều bị từ chối vì ngôi trường này không có danh tiếng.


Năm 1990, ông Chính Chu “đầu quân” cho tập đoàn tài chính Blackstone. Dưới sự tư vấn của Chính Chu, Tập đoàn Đầu tư tài chính Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ Đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD.


Năm 2004, Blackstone thực hiện vụ mua lại lớn nhất lịch sử châu Âu khi nắm quyền kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Celanese của Đức. Thương vụ này được đánh giá là nhờ những nỗ lực thương thảo và hiểu biết của vị tỷ phú gốc Việt.


Ngoài ra ông Chính Chu đã ‘đạo diễn’ thành công nhiều thương vụ đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)...


Năm 2007, tỷ phú Chính Chu được nhiều tờ báo chú ý khi chi 34,3 triệu USD mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower, khiến tỷ phú Donald Trump 'nóng mặt'.


Đặc biệt, ông Chính Chu còn dẫn dắt các nhà đầu tư khác trong nỗ lực thâu tóm Dell năm 2013, trước khi Blackstone từ bỏ thương vụ này và Dell bán mình cho Silver Lake Management cùng Michael Dell với giá 24,9 tỷ USD.


Năm 2015, tỷ phú Chính Chu rời Blackstone nhưng không rời phố Wall. Ông cùng Douglas Newton và Jason Giordano – những nhà đầu tư danh tiếng khác ở phố Wall đã thành lập Quỹ đầu tư tư nhân tên CC Capital. Bản thân ông giữ chức vụ Giám đốc Điều hành Cấp cao của quỹ này.


Tỷ phú Hoàng Kiều


Dù không còn nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes nhưng ông Hoàng Kiều một thời được biết đến là tỷ phú Mỹ gốc Việt đình đám.

Tỷ phú Hoàng Kiều từng nằm trong Top 400 tỷ phú giàu nhất của Mỹ
Tỷ phú Hoàng Kiều từng nằm trong Top 400 tỷ phú giàu nhất của Mỹ

Tỷ phú Hoàng Kiều sinh năm 1944 tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, di cư sang Mỹ năm 1975 và hiện sống ở Los Angeles (Mỹ). Trước khi ra kinh doanh riêng, ông từng có 5 năm làm việc cho Abbott.


Ông Hoàng Kiều là Phó chủ tịch hãng sản xuất huyết tương Shanghai RAAS Blood Products. Công ty này hiện niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến (Trung Quốc). Công ty hiện có vốn hóa 48,3 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 6,6 tỷ usd).


Năm 2015, ông Hoàng Kiều lọt vào danh sách tỷ phú USD của Forbes. Tới cuối tháng 9/2015, tỷ phú Hoàng Kiều sở hữu 3,8 tỷ USD giúp ông lần đầu vào top 400 người giàu nhất nước Mỹ (đứng ở vị trí 148) và là gương mặt nổi bật trong số các tỷ phú mới nổi tại Mỹ.


Tuy nhiên, giá trị tài sản của ông Hoàng Kiều giảm dần theo thời gian. Cụ thể, tháng 3/2016, Forbes ghi nhận ông Hoàng Kiều đang nắm giữ khối tài sản trị giá 3,5 tỷ USD nhưng đến năm 2017, con số này giảm về 2,9 tỷ USD. Tháng 3/2018, khối tài sản của ông tiếp tục giảm xuống mức 2,8 tỷ USD. Đến tháng 10/2018, Hoàng Kiều vắng mặt trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ, sau ba năm liên tiếp có tên. Khi đó, doanh nhân này sở hữu khối tài sản chỉ còn 1,6 tỷ USD. Tháng 3/2019, theo danh sách tỷ phú thế giới được Forbes công bố, ông Hoàng Kiều không còn là tỷ phú USD.


Thành công của tỷ phú Hoàng Kiều là kết quả của quá trình làm việc cật lực hơn 20 năm tại Mỹ và cũng chừng ấy thời gian vận hành Shanghai RAAS tại Trung Quốc.


Trước khi IPO, RAAS đã là một doanh nghiệp nổi tiếng, từng lọt top 200 doanh nghiệp vốn hóa dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á năm 2012. Tỷ phú Hoàng Kiều cũng từng 3 lần được nhận danh hiệu doanh nhân tiêu biểu của Mỹ và là “công dân danh dự” của chính quyền Thượng Hải.


Tỷ phú công nghệ Trung Dũng


Tiến sĩ Trung Dũng (thường được biết dưới tên tiếng Anh là Trung Dung) sinh ngày 26/3/1967 tại Việt Nam. Năm 1984, khi mới 17 tuổi, Trung Dũng cùng một số người trong gia đình rời Việt Nam, và sang định cư tại sang Mỹ một năm sau đó.

Tỷ phú công nghệ Trung Dũng
Tỷ phú công nghệ Trung Dũng

Năm 1985, khi bắt đầu đặt chân lên đất Mỹ, Trung Dũng chỉ có trong tay 2 USD của một người bạn tặng cùng với số vốn tiếng Anh bập bõm và một ý chí mãnh liệt phải vươn lên của bản thân. Nhờ sự nỗ lực không ngừng mà một năm sau, chàng thanh niên Trung Dũng khi đó đã vượt qua được kỳ thi tại Mỹ với những kiến thức về toán học và khoa học tự nhiên nổi bật để được nhận vào Đại học Massachusetts ở Boston. Biết lĩnh vực về công nghệ cao là một lợi thế rất cần thiết ở Mỹ, anh đã ghi tên theo học hai môn Toán và Tin học.


Ông cùng với mẹ trải qua thời gian mưu sinh vất vả nơi đất khách, quê người. Thế nhưng, ông không từ bỏ việc học của mình tại đại học Massachusetts. Trong vòng 3 năm, ông đã lấy được 2 bằng đại học cử nhân (Bachelor) về Toán học ứng dụng và Khoa học máy tính, đồng thời hoàn thành 90% chương trình đào tạo thạc sĩ.


Sau khi ra trường, ông Dũng làm kỹ sư tại công ty Open Market và phát triển các phần mềm thương mại trên Internet.


Năm 1995, ông thành lập công ty On Display, tập trung vào nghiên cứu và phát triển chương trình giúp kiểm soát và quản lý doanh nghiệp trực tuyến. Đến năm 2000, công ty được ông bán lại với giá 1,8 tỷ USD.


Năm 2005, ông thành lập và giữ vị trí giám đốc điều hành tập đoàn V-Home Group, gồm những doanh nhân người Mỹ gốc Việt thành đạt muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.


Ngoài kinh doanh, Trung Dũng còn tham gia vào ban quản trị các tổ chức của cộng đồng như Viet Heritage Society, là tổ chức bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử và văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài. Anh là cố vấn cho Vietnamese American Silicon Valley Networks, chiếc cầu nối toàn cầu đầu tiên cho chuyên gia gốc Việt hoạt động trong ngành công nghệ cao trên toàn thế giới. Anh cũng là người sáng lập VietNet Forum, diễn đàn điện tử lớn nhất dành cho người Việt định cư ở nước ngoài...

Với những hoạt động tích cực trên, năm 2005, Trung Dũng đã được Tổng thống Mỹ George W. Bush bổ nhiệm vào Hội đồng Quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation - VEF), một tổ chức độc lập tại Mỹ nhằm hỗ trợ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cho Việt Nam thông qua các chương trình nâng cao năng lực và trao đổi giáo dục. Đến nay, VEF đã tuyển chọn và đưa được hàng trăm sinh viên Việt Nam sang học tập trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ như MIT, Stanford, Berkeley, Princeton, Illinois tại Urbana-Champaign, và Michigan…


Trần Đình Trường - Tỷ phú người Việt nổi tiếng ở New York


Ông Trần Đình Trường (1932), quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ông từng được biết đến là chủ nhân của nhiều khách sạn tại New York (Opera, Kenmore, Carter, Lafayette). Ông cũng từng là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với khối tài sản lên tới hơn 1 tỷ USD.

Tên tuổi của ông Trần Đình Trường gắn liền với khách sạn Opera, khách sạn Carter, cũng như khách sạn sang trọng Lafayette ở Buffalo, New York.


Năm 2014, ông Trần Đình Trờng được trao Giải Đuốc Vàng ở Washington DC, giải thưởng vinh danh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Mỹ. Ông cũng nằm trong Hội đồng quản trị của United Way of New York City.


Năm 2007, ông Trần Đình Trường gặp phải vấn đề về sức khỏe, sau đó ông bị đột quỵ. Năm 2012, ông đã qua đời ở tuổi 81.


Hiện nay, Trần Group Management LLC (Tập đoàn quản trị Trần) của gia đình ông đang quản trị và cho thuê hệ thống các khách sạn của ông ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, như Quality Inn Downtown, Best Western (Baltimore), Lafayette Buffalo NY, đang xây dựng khách sạn Crown 250 phòng ở Baltimore, và đang xúc tiến xây dựng khách sạn 200 phòng trên đường Market ở Philadelphia.


Frank Jao - Tỷ phú nghèo biến giấc mơ Mỹ thành hiện thực


Bằng lòng tự tôn dân tộc và tham vọng, người đàn ông gốc Hải Phòng Frank Jao đã trở thành một trong những lãnh đạo doanh nghiệp người Mỹ gốc Việt tiếng tăm.

Ông Frank Jao, tên thật là Triệu Như Phát, đặt chân tới California, Hoa Kỳ năm 27 tuổi. Bắt từ mưu sinh tại xứ người bằng công việc là nhân viên bán máy hút bụi, nhân viên bất động sản và kinh doanh bất động sản từ năm 1978.


3 năm sau khi đặt chân lên đất Mỹ (năm 1978), ông chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Nhận ra người dân châu Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Lào nhập cư vào Mỹ gia tăng nhanh chóng, ông Phát đã lên ý tưởng xây dựng Little Saigon - 'một thị trấn nhỏ của Việt Nam' để không chỉ phản ánh văn hóa và thương mại, mà còn đại diện cho câu chuyện về “giấc mơ Mỹ” của những người nhập cư.


Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.


Năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.


David Tran - tỷ phú tương ớt duy nhất ở Mỹ


45 năm sau khi tới Los Angeles, David Tran biến tương ớt Sriracha thành nhãn hiệu nổi tiếng, giúp ông trở thành tỷ phú tương ớt duy nhất trên đất Mỹ.

David Tran - ông chủ thương hiệu tương ớt Sriracha nổi tiếng
David Tran - ông chủ thương hiệu tương ớt Sriracha nổi tiếng

Năm 1979, David Tran, khi đó 34 tuổi, từ Việt Nam tới Mỹ và chuyển tới định cư tại Los Angeles, bang California vào đầu năm 1980. Đây là nơi ông đã thành lập công ty Huy Fong chuyên sản xuất tương ớt Sriracha theo công thức có nguồn gốc từ Thái Lan.


Hơn 40 năm sau, tương ớt Sriracha có mặt trên seri phim truyền hình Survivor, Trạm Vũ trụ Quốc tế và các bàn ăn trên khắp thế giới. Theo công ty nghiên cứu thị trường NPD, 10% hộ gia đình Mỹ sử dụng chai tương ớt in logo con gà trống, với phần nắp màu xanh lá cây.


Sriracha trở thành sản phẩm đứng thứ ba trong thị trường tương ớt trị giá 1,5 tỷ USD của Mỹ, sau Tabasco của gia đình Mcllhenny và Frank's Redhot thuộc tập đoàn gia vị McCorrmick&Co.


Công ty Huy Fong hiện nay có giá trị một tỷ USD, dựa trên doanh thu ước tính 131 triệu USD năm 2020, theo công ty nghiên cứu IBISWorld. Điều này biến ông Tran, 77 tuổi, người sở hữu toàn bộ công ty, trở thành tỷ phú tương ớt duy nhất tại Mỹ.


534 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page