Malta là một đảo quốc nằm ở vùng biển Địa Trung Hải, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa đặc biệt. Đối với những người yêu thiên nhiên và lịch sử, Malta sẽ là điểm đến hàng đầu để các du khách đến và khám phá các di sản thế giới được UNESCO công nhận. Và nếu bạn đang đến thăm Malta, hãy tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa của quốc gia này!
Malta nằm ở đâu?
Malta tên chính thức Cộng hòa Malta là một đảo quốc Nam Âuvà là một quần đảo ở Địa Trung Hải. Nó tọa lạc ở vị trí 80 km về phía nam của Ý. Quốc gia này chỉ có diện tích 316 km2 với dân số khoảng 518.500 người khiến nó trở thành một trong những quốc gia nhỏ nhất Châu Âu vào loại có mật độ dân cư dày nhất.
Thủ đô của Malta, Valletta, với diện tích 0.8 km², là thủ đô nhỏ nhất trong Liên minh châu Âu. Malta có hai ngôn ngữ chính thức: tiếng Malta và tiếng Anh.
Malta có khí hậu Cận nhiệt Địa Trung Hải với mùa đông không quá lạnh, mùa hè ấm nóng. Mưa nhiều vào mùa đông, mùa hạ nói chung khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm là 22–23 độ C vào ban ngày và 15 độ C vào ban đêm. Với khoảng 3000 giờ nắng mỗi năm (cao hàng đầu châu Âu), từ trung bình trên 5 giờ mỗi ngày vào tháng 12 đến trên 12 giờ vào tháng 6 nên thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm.
Malta tuyên bố là nước cộng hòa năm 1974 và gia nhập Liên minh châu Âu từ năm 2004.
Tuy chỉ có diện tích rất nhỏ chỉ 316 km2, chỉ hơn một nửa diện tích Đảo Phú Quốc của Việt Nam (đảo Phú Quốc có diện tích 590,27 km2) nhưng đất nước nhỏ bé về diện tích này lại có đến tận 3 Di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hôm nay chúng ta cùng nhau khám phá về 3 di sản này.
Thành phố Thủ đô Valletta
Valletta là thành phố thủ đô của Malta. Nó nằm ở phía đông nam của đảo Malta, giữa Marsamxett ở phía tây và Cảng Lớn ở phía đông. Valletta là thủ đô cực nam của châu Âu.
Các tòa nhà từ thế kỷ 16 của Valletta được xây dựng bởi các Hiệp sĩ Cứu tế. Thành phố mang nét đẹp đặc trưng bởi kiến trúc Baroque với môt số yếu tố của Trường phái kiểu cách, Kiến trúc Tân cổ điển, và Kiến trúc Hiện đại mặc dù Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại những dấu tích lớn cho thành phố, đặc biệt là Nhà hát Opera Hoàng gia thế kỷ 19 đã bị phá hủy. Thành phố chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1980.
Các công sự của thành phố bao gồm pháo đài, bức thành nối, Cavalier cùng với các cung điện, vườn và nhà thờ kiểu Baroque đã khiến các nhà cai trị của châu Âu đặt cho thành phố biệt danh là Superissima, trong tiếng Latinh có nghĩa là "Đáng tự hào nhất".
Các đền thờ cự thạch của Malta
Các đền thờ cự thạch của Malta là quần thể bao gồm các đền thờ thời tiền sử, một số trong đó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Chúng được xây dựng trong ba giai đoạn khác nhau từ giữa năm 3.600 TCN cho đến năm 700 TCN. Đây từng được coi là những cấu trúc đứng tự do lâu đời nhất trên Trái đất cho đến khi Göbekli Tepe tại Thổ Nhĩ Kỳ được phát hiện ra. Các nhà khảo cổ học tin rằng, những quần thể đền thờ cự thạch này là kết quả của sự đổi mới ở địa phương trong quá trình tiến hóa văn hóa.
Điều này dẫn đến việc xây dựng một số ngôi đền thuộc giai đoạn Ġgantija (từ năm 3.600-3.000 TCN), đỉnh cao là quần thể đền thờ Tarxien lớn vẫn được sử dụng cho đến năm 2.500 TCN. Sau khoảng thời gian này, văn hóa xây dựng đền thờ dần biến mất. Đền thờ Ġgantija đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1980. Đến năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới tiếp tục mở rộng thêm năm địa điểm khác là Ħaġar Qim, Mnajdra, Ta' Ħaġrat, Skorba, và Tarxien.
Ngày nay, các địa điểm này được quản lý bởi Cục Di sản Malta, trong khi quyền sở hữu các vùng đất xung quanh của nhiều cơ quan quản lý khác nhau tùy thuộc địa điểm. Ngoài các đền thờ trên, còn nhiều đền thờ cự thạch khác ở Malta không nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO như là Đền thờ Kordin, Santa Verna, Buġibba, Xrobb l-Għaġin hay Borġ in-Nadur.
Đền Ġgantija
Nó nằm ở cuối cao nguyên Xagħra hướng về phía đông nam. Nó bao gồm hai đền thờ và một phần ba của một cấu trúc chưa được hoàn thành, trong đó chỉ có mặt tiền được xây dựng một phần trước khi bị bỏ hoang. Giống như Mnajdra South, mặt trước có nó hướng về phía mặt trời mọc, được xây dựng sát nhau và được bao bọc trong một bức tường.
Đền thờ phía nam lớn và lâu đời hơn, có niên đại vào khoảng năm 3.600 TCN, và nó cũng được bảo quản tốt hơn. Một giả thuyết về đền thờ với năm mái vòm bán nguyệt với dấu vết của thạch cao vẫn bám giữa các khối đá.
Các ngôi đền ở quần thể này được xây dựng theo cấu trúc cỏ ba lá điển hình. Một số vòm bán nguyệt có các lối dẫn ra lối đi trung tâm. Các nhà khảo cổ tin rằng, trên các vòm này ban đầu được phủ mái che.
Hầm mộ Ħal Saflieni
Hầm mộ Ħal-Saflieni (Hypogeum Ħal-Saflieni) là một cấu trúc ngầm bí mật thời đại đồ đá mới thuộc Giai đoạn Saflieni (3.300-3.000 TCN) nằm ở thị trấn Paola, Malta. Nó thường đơn giản được gọi là Hypogeum (tiếng Malta: Ipoġew), nghĩa đen có nghĩa là "ngầm" trong tiếng Hy Lạp.
Nó được cho là một thánh địa và nghĩa địa lớn với di cốt 7.000 cá nhân riêng lẻ được các nhà khảo cổ học ghi nhận lại, và là một trong những ví dụ được bảo tồn tốt nhất của nền văn hóa xây dựng đền thờ ở Malta, là nền văn hóa cũng tạo ra Các đền thờ cự thạch và Vòng tròn đá Xagħra.
Nó được tình cờ phát hiện vào năm 1902 khi các công nhân xây bể chứa nước của một dự án phát triển nhà đã cắt phá phải phần nóc của cấu trúc. Ban đầu, các công nhân cố tình che giấu về sự có mặt của nó nhưng cuối cùng nó đã được đưa ra thế giới.
Nghiên cứu ban đầu được thực hiện bởi nhà khảo cổ học người Malta Manuel Magri, người đã thay mặt cho Ủy ban Bảo tàng Quốc gia tiến hành các cuộc khai quật từ tháng 11 năm 1903.
Trên đây là 3 Di sản thế giới tại Malta được UNESCO công nhận mà Globevisa Việt Nam giới thiệu đến bạn hôm nay. Malta là một nơi hấp dẫn để sống hoặc sở hữu một ngôi nhà thứ hai. Chương trình Thường trú nhân Malta cung cấp cho những người không phải là người Malta khả năng có được giấy phép cư trú Châu Âu tại một quốc gia EU (Liên minh Châu Âu) và đi lại miễn thị thực trong Khu vực Schengen của Châu Âu.
Vui lòng liên hệ với Globevisa để được tư vấn 1-1 chi tiết và chuyên nghiệp nhất về chương trình thường trú nhân Malta nói riêng và thường trú nhân Châu Âu nói chung.